Đối tác khách hàng

Click Here

CLICK HERE CLICK HERE

CLICK HERE

CLICK HERE

CLICK HERE

Hỗ trợ trực tuyến
  • Mr. Phương: Mr. Phương
  • Mr Linh: Mr Linh
Thống kê truy cập
mod_vvisit_counter Online 69
mod_vvisit_counter Tổng số truy cập 2235965
Tìm kiếm:

Tin kinh tế - Xã hội

Doanh nghiệp cam chịu với xăng dầu

 Trong bối cảnh giá xăng dầu tăng liên tục, lãnh đạo doanh nghiệp phải dùng mọi biện pháp chống đỡ, tránh tình trạng chi phí ăn hết vào lợi nhuận.

 

Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước tăng tổng cộng 5 lần và hiện neo ở mức kỷ lục 25.640 đồng một lít (xăng RON 92), cao hơn cuối năm ngoái 1.430 đồng (tăng 6%). Hai đợt tăng gần nhất chỉ cách nhau nửa tháng, rơi vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7.

"Thông tin này ngành vận tải đã nhờn rồi vì quá nhiều lần tăng đột xuất. Hiện doanh nghiệp chỉ còn biết cam chịu", ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội chia sẻ với VnExpress.

thep-1523-1406090815.jpg

Các doanh nghiệp đang phải oằn lưng chống đỡ việc xăng dầu liên tục tăng giá. Ảnh: Anh Quân

Xăng dầu đang chiếm tới 50% chi phí vận hành, song không phải cứ giá xăng lên là doanh nghiệp vận tải được tăng cước bởi chủ hàng cũng rất khó khăn. Các doanh nghiệp trong Hiệp hội luôn phải ở thế "oằn lưng" chống đỡ với việc chi phí đầu vào tăng.

Nhưng về lâu dài, khi giá xăng biến động quá lớn, lãnh đạo Hiệp hội vận tải cho biết chắc chắn các doanh nghiệp vận tải phải chuyển chi phí sang cho khách hàng vì không thể để lỗ mãi được. "Doanh nghiệp không thể để lợi nhuận bị bào mòn mãi được. Khi điều chỉnh cước, chúng tôi cũng cần sự chia sẻ của người dân cũng như chủ hàng", ông Liên cho hay.

Trước việc vận tải rục rịch tăng cước, các doanh nghiệp sản xuất khác càng chồng chất khó khăn. Tại Hà Nội, lãnh đạo một công ty thép ở Long Biên cho hay giá thép vừa qua cũng tăng 150.000 - 200.000 đồng một tấn do chi phí đầu vào đồng loạt tăng, khiến đơn vị không chịu được sức ép và buộc phải điều chỉnh giá. Trong khi đó, ở TP HCM, giá thép Pomina cũng tăng 100.000 đồng một tấn từ 23/7. Đây cũng là lần thứ hai từ đầu năm công ty này phải điều chỉnh giá khi chi phí đầu vào biến động.

Trưởng phòng kinh doanh một công ty gỗ cho biết giá xăng dầu tăng khiến chi phí đầu vào tăng lên, song công ty cũng không thể điều chỉnh giá bán do giá trên thị trường giảm. "Chúng tôi không phải đơn vị độc quyền như xăng dầu nên giá bán ra phải theo giá thị trường. Không thể ngay lập tức tăng giá bán lên được", vị này bộc bạch. Công ty đang gặp nhiều khó khăn để cân đối tài chính.

Ông Cao Tiến Vị - Tổng giám đốc Công ty Giấy Sài Gòn cũng phản ánh giá xăng tăng nhiều lần đã khiến chi phí vận chuyển tăng gấp đôi so với trước đây, giá các nguyên liệu cũng tăng cao trong khi giá giấy bán ra vẫn không thể thay đổi sẽ gây tác động tiêu cực đến lợi nhuận doanh nghiệp. "Giờ giá xăng dầu tăng sẽ kéo theo hàng loạt những chi phí khác tăng lên càng làm cho doanh nghiệp sản xuất chật vật, thậm chí đối mặt nguy cơ lỗ", ông tâm sự.

Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh Bibica Phạm Văn Thiện cũng cho biết chi phí đầu vào (xăng dầu, cước vận chuyển, phân phối...) hiện đã tăng khoảng 15% so với trước. "Tuy nhiên, để giữ khách hàng, chúng tôi vẫn không tăng giá bán nên trước mắt có thể chấp nhận thu hẹp biên lợi nhuận", ông Thiện nói.

Hiện Bibica có kế hoạch tiết giảm chi phí, tăng năng suất lao động, sản xuất tối ưu nhất để dây chuyền hoạt động hết công suất... phần nào bù cho khoản tăng của chi phí đầu vào. Song, ông Thiện cho rằng: "Với việc thay đổi giá nhiều mặt hàng, khả năng giữ giá bán như hiện nay là điều khó. Nếu thời gian tới mà giá xăng, dầu tăng nữa thì sớm muộn chúng tôi cũng phải điều chỉnh".

Infographic toàn cảnh kinh tế 6 tháng đầu năm

Đại diện một công ty sản xuất sản phẩm nhựa tại khu công nghiệp Tân Tạo cũng chia sẻ sự ngao ngán khi giá xăng tăng. Theo vị lãnh đạo này, do sản phẩm của công ty phân phối ở nhiều tỉnh thành nên chi phí vận chuyển khá lớn. "Giá thành tăng lên nhưng bối cảnh thị trường đang ảm đạm khiến giá bán của doanh nghiệp không thể điều chỉnh tăng kịp, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận, thu nhập", đại diện này cho biết.

Các doanh nghiệp cho rằng, trong bối cảnh khó khăn chung như hiện nay họ rất cần có nguồn vốn ưu đãi lãi suất để đầu tư, cải tiến trang thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, góp phần hạ giá thành.

"Lãi suất trung dài hạn hiện nay dao động 10-11%, còn ngắn hạn khoảng 9% được xem là đã giảm khá nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, mức lãi này nếu so với khu vực thì vẫn còn rất cao, cần phải hạ xuống nữa để hỗ trợ doanh nghiệp", ông Cao Tiến Vị đề xuất.

Bình luận về việc doanh nghiệp xăng dầu có thể để đề xuất tăng giá mỗi lần lỗ, còn các doanh nghiệp khác phải cam chịu, một chuyên gia kinh tế cho rằng đây là điều vô lý, chủ yếu do những bất cập trong việc quản lý, điều hành hiện nay. "Một bà buôn chuyến bị lỗ thì tự chịu, còn kinh doanh xăng dầu mà lỗ thì được bình ổn, được giảm thuế, lỗ được tính bù sang lần khác. Việc điều chỉnh giá bán theo sự lỗ - lãi từng chuyến là rất vô lý, trong khi tính tổng thể lãi lại cao ngất ngưởng", ông nói.

Theo ông, cái sai này không thuộc về doanh nghiệp, mà chủ yếu do thời gian qua Việt Nam đã chấp nhận việc này và quản lý doanh nghiệp xăng dầu theo kểu "lãi treo, lỗ treo". Chẳng hạn, năm nay doanh nghiệp có thể báo lãi, nhưng nếu không thích thì lại báo lỗ, khiến toàn bộ lỗ của mấy năm trước vẫn treo lại và còn có thể lớn hơn gấp mấy lần lãi của năm.

Do đó, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhấn mạnh cần nhanh chóng có những biện pháp sửa đổi quy định quản lý, kinh doanh xăng dầu theo hướng minh bạch, công khai hơn để tránh tạo ra cú sốc tâm lý cho doanh nghiệp vốn đang gồng mình vượt qua khó khăn.

Trong báo cáo vĩ mô 6 tháng đầu năm, một mặt ghi nhận những biến chuyển tích cực của nền kinh tế, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc ra cũng chỉ ra thực tế mức cải thiện còn chậm. Số doanh nghiệp thành lập mới nửa đầu năm giảm 4,1%, trong khi số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể tăng 16,2% so cùng kì. Nguyên nhân, theo ủy ban là tổng cầu còn yếu và đặc biệt chi phí đầu vào liên tục tăng vòng một năm qua, riêng tháng 5 đã tăng gấp đôi các tháng trước.

Cùng quan điểm này, các chuyên gia Ngân hàng Hong Kong Thượng Hải (HSBC) cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể vẫn dưới mức tiềm năng do niềm tin người tiêu dùng yếu, các hộ gia đình và doanh nghiệp chưa vội mở hầu bao chi tiêu trừ khi họ thấy được dấu hiệu cải cách rõ nét hơn.

Số lượt đọc: 1676 -
Liên kết website