Đối tác khách hàng

Click Here

CLICK HERE CLICK HERE

CLICK HERE

CLICK HERE

CLICK HERE

Hỗ trợ trực tuyến
  • Mr. Phương: Mr. Phương
  • Mr Linh: Mr Linh
Thống kê truy cập
mod_vvisit_counter Online 41
mod_vvisit_counter Tổng số truy cập 2246006
Tìm kiếm:

Tin kinh tế - Xã hội

VNPT có thể nắm 20% vốn Mobifone sau cổ phần hóa
Bộ Thông tin & Truyền thông dự kiến hoàn tất đề án cổ phần hóa Công ty Thông tin di động (Mobifone) và trình Chính phủ trong quý IV năm nay.

Thông tin nêu trên được Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son thông báo tại buổi họp chiều 17/6 về quán triệt và triển khai đề án tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) theo quyết định của Thủ tướng.  

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết đề án được xây dựng cho cả 2 năm 2014-2015 nhưng Bộ Thông tin & Truyền thông đặt mục tiêu hoàn thành ngay trong năm nay, để đưa VNPT hoạt động theo mô hình mới từ ngày đầu tiên của năm 2015. Quá trình này sẽ bao gồm việc điều chuyển 3 đơn vị (trong đó có Mobifone) từ VNPT về Bộ quản lý trực tiếp.

VNPT-1381-1403005070.jpg

Vốn điều lệ của VNPT sẽ được Bộ Thông tin & Truyền thông và Bộ Tài chính thẩm định. Ảnh: Nhật Minh

Về vốn điều lệ của tập đoàn sau tái cơ cấu, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết sẽ cùng Bộ Tài chính thẩm định. VNPT sau đó sẽ đảm nhiệm vai trò doanh nghiệp mẹ, thực hiện chức năng đầu tư vào các tổng công ty, công ty con hơn là hoạt động kinh doanh trực tiếp. Mô hình này được kỳ vọng sẽ giúp tinh giản bộ máy của công ty mẹ, vốn đang có tới 18 ban và vài trăm nhân sự hoạt động.

Đối với đội ngũ gần 53.500 lao động trong toàn hệ thống VNPT, đại diện cơ quan quản lý cho biết sẽ có những trường hợp dôi dư sau tái cơ cấu. Do đó, tập đoàn cần bố trí một phần kinh phí nhất định để xử lý vấn đề này. Ngoài ra, ông cũng kỳ vọng các doanh nghiệp của VNPT sẽ tham gia nhiều hơn vào việc sản xuất các thiết bị phần cứng, phục vụ cho các hoạt động của ngành, tương tự những gì Viettel đang làm.

Đánh giá về những gì VNPT làm được trong những năm qua, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định so với nhiều ngành khác, việc thử nghiệm mô hình tập đoàn tại đây có thể coi là thành công, tạo được những doanh nghiệp có sức cạnh tranh, quy mô lớn, tăng trưởng doanh thu đều đặn…

Tuy nhiên, quá trình hoạt động của VNPT cũng bộc lộ nhiều hạn chế khi tronng bản thân tập đoàn có nhiều doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực, gây ra cạnh tranh nội bộ, đầu tư manh mún. Điều này dẫn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh còn kém, doanh thu có tăng trưởng nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp và giảm dần. Ngoài ra, trong giai đoạn 2006-2011, VNPT được đánh giá là đầu tư lớn (128.854 tỷ đồng), song nhiều dự án còn chậm tiến độ hoặc phải hủy bỏ, gây lãng phí vốn.

Riêng vềMobifone, đại diện Bộ Thông tin & Truyền thông cho biết sau khi tách khỏi VNPT, doanh nghiệp này sẽ được tổ chức lại trong quý III và hoàn thành phương án cổ phần hóa, trình Thủ tướng trong quý IV năm nay. Theo dự kiến, với phương án này, VNPT có thể nắm khoảng 20% vốn điều lệ của Mobifone. Đây là tỷ lệ tối đa cho phép theo quy định về sở hữu chéo tại Luật Viễn thông 2009.

Trước đó, theo một báo cáo của Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC), giá trị hiện tại của Mobifone được ước tính khoảng 3,4 tỷ USD. Con số này có thể lên hơn 4 tỷ USD nếu doanh thu và lợi nhuận tiếp tục tăng sau khi tách khỏi VNPT.

Nhật Minh(vnexpress)

 

Số lượt đọc: 2140 -
Liên kết website