Đối tác khách hàng

Click Here

CLICK HERE CLICK HERE

CLICK HERE

CLICK HERE

CLICK HERE

Hỗ trợ trực tuyến
  • Mr. Phương: Mr. Phương
  • Mr Linh: Mr Linh
Thống kê truy cập
mod_vvisit_counter Online 43
mod_vvisit_counter Tổng số truy cập 2235875
Tìm kiếm:

Tin thị trường

Hỗ trợ tài chính giúp nông dân làm giàu

Nhiều nông dân tiếp cận gói tín dụng với lãi suất ưu đãi thuộc dự án Tài chính Nông thôn III do Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam vay để phát triển nông thôn gắn với xóa đói giảm nghèo.

Nằm trong chuỗi dự án Tài chính Nông thôn được triển khai theo 3 giai đoạn kéo dài 18 năm từ năm 1996 đến nay, dự án Tài chính Nông thôn III được triển khai trong 5 năm, từ 2009 đến ngày 31/12/2013 theo đúng tiến độ cam kết, với khoản vay trên 200 triệu USD.

Đây là dự án có mức tín dụng cao nhất của WB tại Việt Nam, góp phần quan trọng cho phát triển nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của các hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ tại các vùng nông thôn trên khắp Việt Nam.

Anh_1.jpg

Đơn cử như trường hợp anh Hoàng Thuần, 31 tuổi, ngư dân thôn Nhật Lệ, Đồng Hới, Quảng Bình đã theo nghề đánh cá hơn 15 năm. Trước đó, anh chỉ đi làm thuê cho các tàu cá khác. Khoảng 3 năm trước, anh được chương trình cho vay 600 triệu trong 5 năm để đóng tàu cá và thuê 7 bạn thuyền. Sau khi tự mình làm chủ, có những chuyến ra khơi trong vòng 17 ngày gặp điều kiện thuận lợi anh có thể thu về khoảng 100 triệu đồng. Trung bình tàu cá anh Thuần đạt doanh thu 1,7 tỷ đồng một năm.

Còn bà Trần Thị Tý, ngụ tiểu khu 26/7, thị trấn nông trường Mộc Châu, chồng mất sớm, có 3 con nên cuộc sống nhiều khó khăn. Được sự giúp đỡ về kỹ thuật của công ty bò sữa và nguồn vốn dài hạn của quỹ tín dụng Mộc Châu, bà đã mạnh dạn vay 500 triệu đồng trong vòng 5 năm. Khởi nghiệp từ hai con bò, nay nhà bà có 34 con, trong đó, 22 con là bò sữa, cho sản lượng khoảng 350 lít mỗi ngày. Ngoài nuôi bò, bà Tý còn trồng một hecta mận và nửa hecta ngô, cây ăn quả khác, thời vụ cao điểm phải thuê 7-10 người, tạo việc làm cho bà con thôn bản. Ước tính mỗi tháng bà thu về khoảng 100 triệu đồng.

Anh_2.jpg

Hay gia đình ông Phạm Văn Vinh, thôn Cự Trữ 2, xã Phương Định, huyện Trực Ninh, Nam Định, chuyên se tơ thủ công vừa vất vả, năng suất lại không cao. Vì vậy ông đã quyết định vay vốn đầu tư mua tổ hợp máy se tơ tự động. Tổ hợp này se được 30 cuộn một ngày mang lại thu nhập trung bình 30 triệu đồng mỗi ngày, vừa giúp nâng cao năng suất lao động, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương vừa cho ra những lọn tơ tinh xảo, đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Gia đình ông Đoàn Văn Xánh tại thôn Cổ Chất, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định vay vốn 50 triệu đồng để đầu tư lắp đặt hệ thống lò hơi thay cho lò than, vừa giảm bớt lượng khí thải ra môi trường, vừa giúp các nhân công bớt cảnh nóng nực khi ngồi ươm tơ bên nồi hơi, nhất là trong những ngày hè.

Anh_3.jpg

Anh Thái Phong, 33 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Thủy hải sản Thiên Hà tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang khởi nghiệp từ một ao cá nhỏ, sau đó anh đã vay vốn mở công ty chuyên chế biến cá ba sa và cá tra xuất khẩu. Hai năm trước, khi biết thông tin thị trường Mỹ đang rất hứng thú với cá rô phi trong khi cá tra, cá ba sa Việt Nam đang gặp khó khăn do bị áp thuế chống phá giá nên anh Phong đã quyết định chuyển sang mô hình khép kín từ nuôi cá rô phi trên các bè dọc sông Tiền. Sau đó, cá được thu hoạch và chế biến tại nhà máy rồi đóng gói và xuất khẩu sang cho các đối tác nhập khẩu Mỹ, sản lượng ước đạt 5.000 tấn một năm. Doanh thu của công ty trong năm 2013 lên đến 9,5 triệu USD.

Hiện tại tổng dư nợ tín dụng của dự án Tài chính Nông thôn III đạt trên 3.300 tỷ đồng. Nguồn vốn đã cho vay tới trên 135.000 hộ gia đình, doanh nghiệp khu vực nông thôn tại các tỉnh thành khắp cả nước. Sau thời điểm 31/12/2013, nguồn vốn được tiếp tục duy trì và cho vay quay vòng thêm 20 năm, đến năm 2033 trả hết nợ gốc và lãi cho WB.

Số lượt đọc: 1586 -
Liên kết website