Đối tác khách hàng

Click Here

CLICK HERE CLICK HERE

CLICK HERE

CLICK HERE

CLICK HERE

Hỗ trợ trực tuyến
  • Mr. Phương: Mr. Phương
  • Mr Linh: Mr Linh
Thống kê truy cập
mod_vvisit_counter Online 75
mod_vvisit_counter Tổng số truy cập 2245868
Tìm kiếm:

Tin thị trường

10 cổ phiếu giá 'bèo' khởi sắc nhất sàn chứng khoán
Trên 80 cổ phiếu đang niêm yết tại hai sàn Hà Nội và TP HCM vừa thoát cảnh giao dịch dưới 5.000 đồng sau hơn 3 tháng đầu năm nhờ tăng mạnh thị giá 100-200%. 

Hơn 3 tháng trôi qua, cả Vn-Index và HNX-Index đều liên tiếp xác lập các đỉnh mới với tốc độ tăng trưởng trên 20%. Hàng loạt cổ phiếu theo đó cũng tăng giá mạnh, trong đó nổi bật nhất phải kể đến những mã có thị giá rẻ.

Nếu như cuối năm ngoái, hai sàn chứng khoán có 144 cổ phiếu thị giá dưới 5.000 đồng thì đến đầu tháng 4/2014, 95% số này tăng giá. Trong đó 81 mã đã thoát cảnh giá dưới 5.000 đồng, và phần nhiều đều đạt tốc độ tăng trên 100%. Dưới đây là 10 cổ phiếu tăng trưởng mạnh nhất tại hai sàn chứng khoán.

1. QCC - tăng 200%

QCC-3917-1397270974.jpg

Cổ phiếu QCC do Công ty cổ phần Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam niêm yết vào tháng 6/2010. Qua hơn 3 tháng đầu năm, mã này vừa lên mặt bằng giá mới sau thời gian dài giao dịch dưới 5.000 đồng. Đóng cửa phiên ngày 10/4, QCC đạt 6.300 đồng, tăng 200% so với cuối năm 2013. Tại thời điểm mới niêm yết, QCC từng có giá hơn 16.000 đồng nhưng sau đó liên tục tụt dốc và từng có lúc giao dịch với mức 1.800 đồng.

Năm 2013, lợi nhuận sau thuế Công ty Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam đạt trên 393 triệu đồng, tăng 215% so với một năm trước. Số lợi nhuận này có phần khiêm tốn so với quy mô vốn chủ sở hữu hơn 21 tỷ đồng. Cuối năm 2013, doanh nghiệp vẫn còn xấp xỉ 570 triệu đồng lỗ sau thuế chưa phân phối.

2. MHC - tăng 190%

MHCs-3114-1397272331.jpg

Đóng cửa phiên ngày 10/4, MHC chốt tại 11.600 đồng, tăng 190% so với cuối năm 2013. Đây cũng là mức giá đóng cửa cao nhất của MHC kể từ phiên ngày 22/4/2010. Suốt cả năm qua, mã này hầu như chỉ giao dịch quanh mốc 2.000 đến dưới 5.000 đồng.

MHC do Công ty cổ phần Hàng hải Hà Nội niêm yết lên sàn TP HCM vào cuối tháng 12/2004, chính thức giao dịch sau đó gần 3 tháng. Trong phiên giao dịch đầu tiên, mã này mở cửa với mức 19.000 đồng và đi ngang cho đến cuối giờ.

Công ty Hàng hải Hà Nội thành lập từ năm 1999 và chuyển sang mô hình doanh nghiệp đại chúng sau 6 năm. Mục tiêu dài hạn đơn vị này muốn tập trung kinh doanh vận tải biển. Tuy nhiên, trong giai đoạn năm 2009-2010, Hàng hải Hà Nội liên tiếp gặp khó khăn và chịu lỗ lần lượt 32,6-43,6 tỷ đồng.

Sang năm 2013, doanh thu thuần công ty đạt 63,8 tỷ đồng nhưng sau khi trừ các loại chi phí cơ bản, đơn vị này lỗ thuần hơn 6,5 tỷ đồng. Dù vậy, tính chung cả năm, Hàng hải Hà Nội vẫn lãi sau thuế gần 19 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ thu lời từ các công ty liên doanh, liên kết và thanh lý, nhượng bán tài sản.

3. NAG - tăng 170%

NAG-4263-1397272331.jpg

Cổ phiếu NAG do Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam niêm yết vào tháng 9/2009 với giá chào sàn 28.000 đồng. Sau bốn năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên, giá mã này giảm còn 1.800 đồng. Cuối năm 2013, NAG vẫn nằm trong hàng ngũ những cổ phiếu giá “bèo” khi đóng cửa phiên ngày 31/12 tại mốc 2.700 đồng. Tới ngày 10/4/2014, thị giá NAG bật lên 7.300 đồng, tương đương mức tăng trên 170%.

Năm 2013, lợi nhuận sau thuế Nagakawa Việt Nam đạt 1,3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước gánh lỗ trên 9,5 tỷ đồng. Dù vậy, phần lợi nhuận trên chủ yếu đến từ thu nhập khác như cho thuê kho, thu tiền phạt vi phạm. Còn tổng doanh thu công ty năm qua đạt 215 tỷ đồng, sau khi trừ các chi phí cơ bản, Nagakawa lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 1,6 tỷ đồng.

Nagakawa Việt Nam tiền thân là Công ty liên doanh Nagakawa Việt Nam, thành lập năm 2002. Lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất đồ điện dân dụng và điều hòa không khí. Hồi năm 2011, công ty từng phát hành 1 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, kỳ hạn hai năm với lãi suất năm đầu tiên 25%. Mục đích là để đầu tư khai thác khoáng sản tại mỏ sắt tỉnh Cao Bằng.

Tuy nhiên dự án này đã không thành công do thay đổi chính sách khiến công ty chịu lỗ năm 2011, 2012. Mới đây, cổ phiếu NAG cũng vừa bị đưa vào diện cảnh báo do lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2013 còn 20,6 tỷ đồng.

4. PPI - tăng 156%

PPI-8487-1397272331.jpg

Đóng cửa phiên ngày 10/3, PPI lên mặt bằng giá mới khi đạt 11.800 đồng, tăng 156% so với cuối năm 2013. Dù vậy, mức này vẫn còn cách xa giá đóng cửa phiên đầu tiên của PPI vào ngày 12/4/2010 với 38.400 đồng.

PPI là mã do Công ty cổ phần Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Thái Bình Dương niêm yết. Năm qua, lợi nhuận sau thuế công ty vỏn vẹn gần 138 triệu đồng, chỉ bằng 10% của cùng kỳ 2012. Khoản lãi này khá nhỏ so với quy mô vốn chủ sở hữu hơn 265 tỷ đồng của công ty. Tại ngày 31/12/2013, doanh nghiệp này còn 280 tỷ đồng vay ngắn hạn, trong đó chủ nợ lớn nhất là Ngân hàng Đầu tư Phát triển Long An với gần 140 tỷ đồng.

5. KST - tăng 133%

KST-jpeg.jpg

Năm 2013, KST từng bị xem như “đóng băng” khi có những tháng cổ phiếu này không phát sinh giao dịch, thị giá đứng yên tại mốc tham chiếu. Tuy nhiên, sang năm 2014, với 9 phiên kịch trần liên tiếp vào nửa cuối tháng 2, KST vừa thoát khỏi vùng giá dưới 5.000 đồng từng lình xình suốt năm ngoái.

Đóng cửa phiên ngày 10/4, mã này đạt 9.800 đồng, tăng 133% so với cuối năm 2013. Trong ngày giao dịch đầu tiên của KST vào ngày 29/12/2010, thị giá mã này từng lên tới 24.100 đồng.

Cổ phiếu KST do Công ty cổ phần Kasati niêm yết. Doanh nghiệp này tiền thân là Xí nghiệp Sửa chữa thiết bị thông tin 2, thành lập từ năm 1976. Ngành nghề kinh doanh chính của Kasati là sản xuất, lắp ráp các loại thiết bị viễn thông-tin học-điện tử, kinh doanh vật tư và dịch vụ viễn thông. Năm qua, lợi nhuận sau thuế công ty đạt 4 tỷ đồng, giảm gần 9% so với 2012. Hiện doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu 54,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2013 là 3,2 tỷ đồng.

Tường Vi

Số lượt đọc: 1691 -
Liên kết website